Trong cuộc sống hiện nay, các loại hợp đồng được giao kết giữa 2 hoặc nhiều bên trên nhiều hình thức với những nội dung khác nhau. Các mẫu hợp đồng cần tuân thủ theo quy định của pháp luật để có thể đảm bảo hiệu lực. Ngày nay, với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau, rất nhiều loại hợp đồng được ký kết. Vậy hiện nay có những loại hợp đồng nào? Hãy cùng livestream.vn tìm hiểu.
Tổng quan về hợp đồng
Hợp đồng là gì?
Hợp đồng có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc quy định các quyền lợi, và nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự, cùng các điều khoản làm thay đổi hay chấm dứt chúng, hợp đồng được lập thành nhiều hình thức khác nhau, như qua lời nói, qua văn bản hoặc qua hành vi cụ thể, trừ khi pháp luật quy định cụ thể trong một số lĩnh vực
Đặc điểm của hợp đồng
Hợp đồng nói chung thường có các đặc điểm nhận dạng sau:
- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, có thể là sự giao kết giữa hai bên hoặc giữa nhiều bên với nhau, cùng có sự thống nhất về ý chí, tự nguyện và phù hợp với ý chí của Nhà nước.
- Hợp đồng là một sự kiện pháp lý làm phát sinh các hậu quả pháp lý, đó là: xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của bên chủ thể trong thực hiện giao kết hợp đồng.
- Nội dung giao kết của hợp đồng là các quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận và cùng cam kết thực hiện.
- Mục đích của hợp đồng khi ký kết hợp đồng là phải đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các bên, không được trái với đạo đức và các chuẩn mực xã hội. Chỉ khi đáp ứng được các mục đích đó thì hợp đồng mà các bên giao kết mới được thừa nhận là hợp pháp và có giá trị pháp lý.
Cấu trúc của hợp đồng
Hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận ý chí của các bên và có giá trị ràng buộc các bên trong thỏa thuận khi thỏa thuận này đã được xác lập. Về cơ bản cấu trúc của hợp đồng thường có:
– Quốc hiệu tiêu ngữ; căn cứ pháp luật; tên hợp đồng; thông tin chi tiết của các bên;
– Nội dung của hợp đồng;
– Chữ ký của các bên;phụ lục hợp đồng.
II. Có những loại hợp đồng nào? Các loại hợp đồng phổ biến hiện nay
Hợp đồng lao động
Theo báo cáo thống kê gần đây nhất, lực lượng lao động trên 15 tuổi của cả nước dao động trên 55 triệu người – chiếm khoảng 57% toàn dân số cả nước. Vấn đề lao động là vấn đề rất lớn của cá nhân và toàn thể xã hội.
Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa các bên, cụ thể là người lao động và người sử dụng lao động. Hợp đồng thể hiện những quyền và lợi ích của các bên, tuy nhiên phải đảm bảo không trái quy định của pháp luật.
Khi một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình, thì bên kia hoàn toàn có thể đơn phương thanh lý hợp đồng.
Xem thêm: thanh lý hợp đồng là gì?
Hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc thực hiện công việc sản xuất, cung ứng dịch vụ, trao đổi hàng hóa,…mục đích kinh doanh, đồng thời hợp đồng cũng quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên.
Hợp đồng kinh tế được xác lập bằng văn bản và bao gồm những nội dung chính sau:
– Tên hợp đồng và số hiệu hợp đồng.
– Căn cứ pháp luật áp dụng để xác lập hợp đồng.
– Thông tin công ty, doanh nghiệp và người đại diện công ty ký hợp đồng của hai bên như: Tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, mã số thuế,…
– Nội dung của công việc hai bên giao kết như mua bán sản phẩm, chuyển giao công nghệ nghiên cứu,… Trong nội dung này cần nêu rõ các thông tin sản phẩm như: tên, giá, số lượng, chất lượng sản phẩm,…
– Các quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể trong giao kết.
– Các điều khoản quy định xử lý vi phạm giữa các bên.
– Các điều khoản thực hiện của hợp đồng
– Xác nhận của hai bên chủ thể trong hợp đồng.
Hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng là sự thỏa thuận giữa các bên, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Lĩnh vực đầu tư xây dựng mang những nguồn kinh tế lớn, cần có những quy định cụ thể giữa các bên. Chính vì thế pháp luật quy định các hợp đồng xây dựng cần lập thành văn bản được ký kết bởi người đại diện. Những nội dung cơ bản của hợp đồng xây dựng gồm:
– Căn cứ pháp lý áp dụng để xác lập hợp đồng.
– Thông tin của hai bên chủ thể giao kết hợp đồng.
– Ngôn ngữ áp dụng trong hợp đồng.
– Nội dung của công việc. Gồm có khối lượng công việc; chất lượng, yêu cầu kỹ thuật đối với công việc; thời gian và tiến độ thực hiện công việc.
– Giá hợp đồng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán, và trường hợp tạm ứng hợp đồng.
– Đảm bảo thực hiện hợp đồng, các điều khoản điều chỉnh hợp đồng xây dựng.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng xây dựng.
– Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng, các điều khoản thưởng phạt vi phạm hợp đồng.
– Giải quyết tranh chấp, rủi ro và trường hợp bất khả kháng của hợp đồng.
– Các nội dung thực hiện của hợp đồng.
Hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại thường bị nhầm lẫn giữa hợp đồng kinh tế, hai loại hợp đồng này có một số điểm chung trong hoạt động thực hiện, tuy nhiên về bản chất không phải là một.
Về hình thức, hợp đồng thương mại được lập bằng lời nói, văn bản nhằm thể hiện rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tiến hành tham gia hoạt động thương mại. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho quá trình thực hiện, cùng quá trình xử lý khi có tranh chấp được tốt nhất, các bên thường lập bằng văn bản.
Nội dung cơ bản của hợp đồng thương mại được lập bằng văn bản gồm có:
– Thông tin cụ thể của hai bên cùng thông tin của người đại diện ký hợp đồng của các bên.
– Thông tin sản phẩm, công việc gồm: Chỉ số kỹ thuật sản phẩm, đơn giá, số lượng, khối lượng công việc cần thực hiện,…
– Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng mà hai bên xác định.
– Điều khoản xác định cụ thể giá trị hợp đồng cùng hình thức thanh toán.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia hợp đồng.
– Các cam kết bảo mật (nếu có).
– Xử lý phạt vi phạm hợp đồng cùng trường hợp bất khả kháng. Phương thức, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng.
– Các điều khoản thi hành chung của hợp đồng.
– Xác nhận của các bên chủ thể tham gia thông qua người đại diện.
III. Kết luận
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: Có những loại hợp đồng nào? Các loại hợp đồng phổ biến có thể kể đến: hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng xây dựng, hợp đồng thương mại. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ các loại hợp đồng này, tránh những khúc mắc khi soạn thảo và ký hợp đồng, cũng như những mâu thuẫn và tranh chấp không đáng có sau khi ký kết hợp đồng.
Tham khảo thêm các bài viết về nghiệp vụ luật và các loại hợp đồng hiện hành hiện nay tại MISA AMIS.