Nhì chung, hoạch định là việc nhà quản trị xác định mục tiêu của tổ chức, thiết lập một chiến lược chung để đạt mục tiêu và xây dựng một bản kế hoạch đã kết hợp và điều phối công việc của tổ chức. Đặt biệt là trong những việc làm kinh doanh, việc làm ngân hàng thì cần một chiến lược hoạch định rõ ràng và cụ thể. Cùng tìm hiểu về hoạch định chiến lược qua bài viết dưới đây nhé.
Hoạch định chiến lược là gì?
Hoạch định chiến lược là một chức năng quản trị của một tổ chức, bao gồm việc: xác định các ưu tiên, tập trung các nguồn lực, và củng cố các hoạt động vận hành, nhằm bảo đảm cho các nhân viên của tổ chức và các bên có liên quan khác cùng hướng đến những mục tiêu chung, đạt được sự thống nhất về các kết quả dự kiến, đánh giá và điều chỉnh phương hướng hoạt động của tổ chức để đáp ứng môi trường kinh doanh luôn biến động.
>>>Xem thêm: Phân tích shop thời trang online Tochietrên Fanpage Facebook
Hoạch định chiến lược là nỗ lực của tổ chức
Hoạch định chiến lược nhằm đưa ra những quyết định và những hành động cơ bản có vai trò định hình và hướng dẫn cho tổ chức đó muốn trở thành cái gì, phục vụ cho ai, làm gì, lý do tại sao làm việc đó, và chú trọng đến tầm nhìn tương lai. Việc hoạch định chiến lược có hiệu quả không chỉ vạch ra đích đến mà tổ chức muốn đạt được và những gì cần phải làm để đi đến đó, mà còn nêu rõ cách thức đo lường mức độ thành công.
Kế hoạch chiến lược hiệu quả.
Kế hoạch chiến lược là một văn bản dùng để truyền đạt tới toàn bộ tổ chức các mục tiêu của tổ chức đó, các hành động cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đã đề ra, và tất cả các yếu tố quan trọng khác phát sinh trong quá trình hoạch định chiến lược.
Quản trị chiến lược là gì? Thực thi chiến lược là gì?
Quản trị chiến lược là tổng hợp tất cả các họat động và quá trình đang diễn ra mà một tổ chức dùng để phối hợp và đồng bộ hóa một cách có hệ thống các nguồn lực và các hành động với sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược xuyên suốt trong một tổ chức.
Các hoạt động quản trị chiến lược biến một kế hoạch tĩnh thành một hệ thống động cung cấp các thông tin phản hồi về kết quả thực hiện chiến lược cho các cấp ra quyết định và giúp cho kế hoạch đó tiến hóa, phát triển khi những yêu cầu và tình hình thay đổi.
Thực thi chiến lược về cơ bản đồng nghĩa với Quản trị chiến lược và đều có nghĩa là thực hiện chiến lược một cách có hệ thống.
Các bước trong Hoạch định và Quản trị chiến lược?
Có nhiều mô hình và phương pháp để hoạch định và quản trị chiến lược.
Chu trình các bước của các mô hình tuy khác nhau nhưng đều dựa trên các giai đoạn căn bản như sau:
1) Phân tích hoặc đánh giá: tìm hiểu về môi trường hoạt động hiện tại bên trong lẫn bên ngoài
2) Hình thành chiến lược: xây dựng chiến lược cấp cao và soạn thảo kế hoạch chiến lược cơ bản của tổ chức
3) Thưc thi chiến lược: kế hoạch cấp cao được diễn giải thành kế hoạch vận hành và các hành động cụ thể
4) Thẩm định hoặc duy trì/quản lý: liên tục điều chỉnh và đánh giá về các mặt: kết quả hoạt động, văn hóa, giao tiếp, báo cáo dữ liệu, và các vấn đề khác về quản trị chiến lược đang diễn ra.
Mục tiêu và bản kế hoạch trong hoạch định
Theo khái niệm hoạch định là gì? Thì chúng ta có thể thấy rằng, mục tiêu và bản kế hoạch chính là 2 yếu tố quan trọng nhất trong hoạch định. Cụ thể như sau:
Mục tiêu là những kết quả, mong muốn
Kỳ vọng mà tổ chức muốn đạt được trong một thời gian cụ thể. Ví dụ như mục tiêu năm nay doanh nghiệp sẽ tăng trưởng hơn năm ngoái 5%. Mục tiêu như kim chỉ nam cho tất cả hành động của nhân viên trong tổ chức.
Mục tiêu được đề ra cần phải đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc SMART; tức là phải đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng (Specific), có thể đo lường được (Measurable), có thể thực hiện được (Attainable), có liên quan và phục vụ cho mục tiêu chung của tổ chức (Relevant) và phải có thời hạn thực hiện (Time-bound).