Ngành kinh tế (industry or economic activity) là khái niệm dùng để chỉ bất kỳ hoạt động kinh tế nào được phân loại theo sản phẩm hay dịch vụ cung cấp, chẳng hạn ngành chế tạo máy bay, ngành hàng không. Cùng tìm hiểu thêm về khái niệm về ngành kinh tế qua bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm về ngành kinh tế
Khái niệm về ngành kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Nghĩa rộng của từ này chỉ “toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông” của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian, thường là một năm.
Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụhàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế.
>>>Xem thêm: Bí quyết tạo ra sự khan hiếm trên thị trường kinh doanh
Khái niệm về ngành kinh tế hiện nay
Là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế phong kiến, cơ cấu ngành kinh tế còn nghèo nàn, các hoạt động kinh tế ở quy mô nhỏ, manh mún. Ngành kinh tế chủ yếu khi đó là nông nghiệp và thương mại.
Các ngành kinh tế được đa dạng hóa
Khái niệm về ngành kinh tế hình thành như hiện nay bắt đầu từ những năm 1800 (hơn 2 thế kỷ trước), và kể từ đó liên tục phát triển cho đến ngày nay với sự trợ giúp của tiến bộ công nghệ. Rất nhiều nước phát triển (như Hoa Kỳ, Anh quốc, Canada) phụ thuộc sâu sắc vào khu vực sản xuất.
Các quốc gia, các nền kinh tế và các ngành công nghiệp của các quốc gia đó đan xen, liên kết, tương tác nhau trong một mạng lưới phức tạp mà không dễ hiểu biết tường tận nếu chỉ nghiên cứu sơ sài.
Một xu hướng gần đây
Là sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế khi các quốc gia công nghiệp tiến tới xã hội hậu công nghiệp. Điều này thể hiện ở sự tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ trong khi tỷ lệ của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống, và sự phát triển của nền kinh tế thông tin, còn gọi là cuộc cách mạng thông tin.
Ở xã hội hậu công nghiệp, lĩnh vực chế tạo được tái cơ cấu, điều chỉnh thông qua quá trình “offshoring” (chuyển dần các giai đoạn sản xuất ít giá trị gia tăng ra nước ngoài).
>>>Xem thêm Top 10 hãng xe tay ga cho nữ đẹp đáng mua nhất
Các ngành kinh tế cơ bản
1/ Lĩnh vực sản xuất sơ khai gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai mỏ và khai khoáng.
2/ Khu vực hai của nền kinh tế bao gồm công nghiệp và xây dựng.
3/ Khu vực thứ ba chính là khu vực dịch vụ: giao thông, tài chính, ăn uống, du lịch, giải trí, v.v..
4/ Khu vực thứ tư – khu vực tri thức: Hiện có xu hướng tách một số ngành trong khu vực dịch vụ gồm giáo dục, nghiên cứu và phát triển, thông tin, tư vấn thành một khu vực riêng.
Các ngành kinh tế tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam áp dụng Hệ thống ngành kinh tế theo Quyết định số Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các 21 nhóm ngành, 642 hoạt động kinh tế cụ thể:
- Nhóm A: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Nhóm B: Khai khoáng.
- Nhóm C: Công nghiệp chế biến, chế tạo.
- Nhóm D: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
- Nhóm E: Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.
Khu vực một của nền kinh tế
Khu vực thứ nhất của nền kinh tế hay khu vực/lĩnh vực sản xuất sơ khai là một bộ phận của nền kinh tế, bao gồm các hoạt động biến đổi tài nguyên thiên nhiên thành sản phẩm sơ khai, sơ khởi. Những sản phẩm này là nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác. Các hoạt động kinh tế chủ yếu của lĩnh vực này gồm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai mỏ, khai khoáng và khai thác đá.
Khu vực sản xuất sơ khai chiếm phần quan trọng trong nền kinh tế các nước đang phát triển, ví dụ ngành chăn nuôi phổ biển ở Châu Phi nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ ở Nhật Bản. Ngành khai mỏ ở miền nam xứ Uên là một điển hình cho thấy một nền kinh tế, một cộng đồng sẽ ra sao khi chỉ dựa vào một hoạt động kinh tế sơ khai
Khu vực hai của nền kinh tế
Khu vực thứ hai của nền kinh tế bao gồm các ngành kinh tế sản xuất ra những sản phẩm cuối cùng và có thể sử dụng được.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về khái niệm về ngành kinh tế. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm :Phân tích shop thời trang online Tochietrên Fanpage Facebook
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( vietnamfinance, voer.edu, … )