Kỹ năng đàm phán tốt là yếu tố quyết định đến hiệu quả của một cuộc giao dịch, trao đổi, ký kết hợp đồng. Người có khả năng thỏa thuận, đàm phán chuyên nghiệp cũng nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của đối tác, bạn bè, đồng nghiệp. Vậy để hiểu được kỹ năng đàm phán là gì? Cách xử lý khi đàm phán không thành thì bạn hãy theo dõi những thông tin dưới đây nhé.
Kỹ năng đàm phán hiệu quả cho doanh nghiệp
Kỹ năng đàm phán là những yếu tố cho phép hai hoặc nhiều bên đạt được thỏa hiệp. Đây thường là những kỹ năng mềm và bao gồm các khả năng như giao tiếp, thuyết phục, lập kế hoạch, chiến lược và hợp tác. Hiểu những kỹ năng này là bước đầu tiên để trở thành một nhà đàm phán hiệu quả. Vậy, đâu là những yếu tố cần thiết để nâng cao kỹ năng đàm phán? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
>>>Xem thêm :Nghệ thuật bắt chuyện cho mọi người cần biết
Tại sao phải đàm phán? Đàm phán để làm gì?
Giống như trước khi bước vào một cuộc chiến, bạn phải xác định được mục tiêu của mình là gì, thì khi bước vào bàn đàm phán bạn cũng cần vạch rõ đâu là những điều mình cần phải đạt được khi kết thúc đàm phán (và sẽ chỉ kết thúc khi đạt được những điều này).
Kỹ năng đàm phán xác định rõ ngay từ ban đầu,
Kỹ năng đàm phán bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình đàm phán, bởi bạn sẽ biết được đâu là những điều có thể nhượng bộ, đâu là những điều nhất định phải đạt được để đảm bảo quyền lợi của mình. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc, cuộc đàm phán sẽ đi theo những hướng khác ngoài tầm kiểm soát, không phải rõ ràng như bạn xác định ban đầu.
Chẳng hạn, bạn dự tính nhất định phải đạt được A, có thể nhường đối phương B, nhưng nếu bạn được đề nghị nhận B+ và từ bỏ A, phương án mới này không ảnh hưởng nhiều lắm đến mục tiêu của bạn, thì rõ ràng một sự linh hoạt là cần thiết để có thể kết thúc đàm phán trong “thắng lợi”.
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng
Một trong những kỹ năng đàm phán cần thiết khác đó là phải thật sự nhạy bén trong việc nhận biết được mục tiêu của đối phương. Bởi lẽ, cũng như đã phân tích, đối phương cũng sẽ có những điều có thể và không thể nhượng bộ. Biết được những điều này (tất nhiên chỉ là một phần nào đó, theo dự đoán của bạn), bạn sẽ có những phương án “tác chiến” thích hợp để giành được kết quả cao nhất.
Để biết được điều này
Bạn cần kỹ năng lắng nghe tích cực. Lắng nghe tích cực liên quan đến khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể cũng như giao tiếp bằng lời nói. Hãy lắng nghe bên kia để đi đến thỏa hiệp. Thay vì dành phần lớn thời gian trong đàm phán thể hiện những ưu điểm của quan điểm của mình, các nhà đàm phán lành nghề sẽ dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe.
>>>Xem thêm Top 10 hãng xe tay ga cho nữ đẹp đáng mua nhất
Điều cần ghi nhớ về kỹ năng đàm phán trong kinh doanh
1. Đừng thương lượng quá nhiều
Đừng thương lượng quá nhiều với đối phương là điều đầu tiên cần ghi nhớ và cũng là một trong các bí quyết cực kỳ hiệu quả của những người đã thành công với nghề kinh doanh trên thế giới.
Đặt trường hợp bạn là người bán, bạn cần nắm rõ giá trị của món hàng trước khi thuyết phục đối phương mua hàng, để tránh nói quá nhiều, gây mất thời gian cả hai bên. Nếu là bên mua, bạn cần cân nhắc ngân sách, xem xét chất lượng hàng hóa và quyết định sẽ chi trả bao nhiêu cho nhà cung cấp. Ở trường hợp này, bạn cũng cần rút ngắn thời gian thương lượng, mức độ hiệu quả sẽ tùy thuộc vào sự quyết đoán của bạn.
2. Không tự hạ thấp giá trị món hàng
“Hãy đưa ra giá tiền mình mong muốn!” – Đúng vậy, khi bạn là bên bán, bạn không nên tự giảm giá món hàng của mình để chiều lòng khách hàng. Tương tự như vậy, khi mua hàng, bạn cứ nói ra con số mà mình có thể chi trả. Bạn không nên nghĩ đến việc thay đổi, đừng trả giá với chính mình. Hãy mua với giá tiền hợp lý nhất.
3. Đừng vội chấp nhận với lời đề nghị đầu
Điều thứ 3 là không nên đồng ý với lời đề nghị đầu tiên. Có 2 lý do giải thích cho hành động này:
- Thứ nhất, nếu như bạn đang đàm phán với những người làm việc theo cảm tính thì có thể họ đang nói thẳng ra điều mong muốn. Tuy nhiên, việc này chỉ có lợi đối với họ.
- Thứ hai, bạn sẽ “bị lung lay” và vi phạm điều 2 nếu như đối tác là một nhà đàm phán chuyên nghiệp.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Kỹ năng đàm phán. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm :Xe MPV là gì? Ưu và nhược điểm của dòng xe này
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( careerlink, joboko, … )