Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 – Hiện nay có áp dụng 2 phương pháp để tính thuế TNDN đó là phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế
1. Hướng dẫn cách tính thuế TNDN
Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
Theo Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
Lưu ý: Thuế suất TNDN năm 2018 là 20% (Theo Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC).
2. Xác định thu nhập chịu thuế
- Doanh thu tính thuế:
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
– Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần…
- Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Thu nhập khác của doanh nghiệp:
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
– Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
– Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
– Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ.
– Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá…
- Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định:
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 78/2014/TT-BTC, DN sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
- Xác định lỗ và chuyển lỗ của doanh nghiệp:
– Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
Thu nhập tính thuế = (Doanh thu – các khoản chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác) – Thu nhập được miễn thuế
NĂM 2017
I/ Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2017 cho những DN kê khai theo phương pháp trực tiếp:
– Những Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không phải là DN.
– DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
=> Những đơn vị trên nếu có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN mà xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đổi với kinh doanh hàng hoá: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%.
Ví du: Công ty kế toán Hà Nội có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà một (01) năm là 100 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động cho thuê nhà nêu trên do vậy đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như sau:
Số thuế TNDN phải nộp = 100.000.000 đồng X 5% = 5.000.000 đồng.
Để hiểu rõ hơn các bạn có thể xem thêm tại điều 3 Thông tư Số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014.
II/ Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017 cho DN kê khai theo phương pháp khấu trừ:
– Kể từ ngày 6/8/2015 theo điều 1 Thông tư Số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính (Sửa đổi, sửa đổi bổ sung Thông tư 78):
Thuế TNDN phải nộp | = | ( | Thu nhập tính thuế | – | Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) | ) | x | Thuế suất thuế TNDN |
TRONG ĐÓ:
A. Cách xác định thu nhập tính thuế TNDN:
Thu nhập tính thuế | = | Thu nhập chịu thuế | – | ( | Thu nhập được miễn thuế | + | Các khoả lỗ được kết chuyển | ) |
1. Thu nhập chịu thuế:
– Là tổng các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Chi tiết xem tại đây: Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Cách xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
Thu nhập chịu thuế | = | ( | Doanh thu | – | Chi phí được trừ) | ) | + | Các khoản thu nhập khác |
Trong đó:
a. Cách xác định doanh thu để tính thuế TNDN:
– Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: Là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà DN được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: Là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng.
– Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng: Là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
b. Các khoản chi phí được trừ:
c. Các khoản thu nhập khác chịu thuế đã được quy định trong các khoản thu nhập chịu thuế, chi tiết các bạn xem ở phần trên: Thu nhập chịu thuế nhé.
2. Các khoản thu nhập được miễn:
3. Cách xác định các khoản lỗ:
III/ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:
– Những DN có Doanh thu năm trước < 20 tỷ: Thuế suất 20%
– Những DN có Doanh thu năm trước > 20 tỷ: Thuế suất 22% (Từ ngày 01/01/2016 sẽ áp dụng thuế suất 20%)
Chú ý: Những DN mới thành lập thì kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22%. Kết thúc năm tài chính nếu Doanh thu bình quân của các tháng trong năm < 1,67 tỷ đồng thì DN quyết toán thuế TNDN theo thuế suất 20%.
IV/ Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017 mới nhất áp dụng theo các quy định sau
– Luật số 32/2013/QH13 ngày 19//2013.
– Nghị định Số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013.
– Thông tư Số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014.
– Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014.
– Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014.
Mới nhất năm 2015:
– Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 (Có hiệu lực: 06/08/2015)
Chú ý: Kể từ ngày 15/11/2014 (Tức là từ quý 4/2014) theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC:
– Doanh Nghiệp không nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý.
– Doanh nghiệp chỉ cần tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý nếu có phát sinh.
– Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý sau.
Lưu ý:
1. Nếu Tổng số thuế tạm nộp của các quý mà thấp hơn số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán từ 20% trở lên thì Doanh nghiệp phải nộp tiền phạt chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở đó.
– Số tiền chậm nộp được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4.
Ví dụ:
– Năm 2015, Công ty Minh Hà đã tạm nộp thuế TNDN là 100.000.000. Nhưng khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp là 150.000.000, tăng 50.000.000.
=> Như vậy: 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 150.000.000 x 20% = 30.000.000.
– Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 50.000.000 – 30.000.000 = 20.000.000.
Như vậy:
– Công ty phải nộp thêm số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 50 triệu đồng
– Ngoài ra. Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 20.000.000) từ ngày 31/1/2016. (Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4/2015).
Nếu hết thời hạn nộp tờ tờ khai quyết toán thuế TNDN (30/3/2016) mà công ty vẫn chưa nộp tiền thuế chênh lệch trên thì:
– Số thuế chênh lệch còn lại (50.000.000 – 20.000.000 = 30.000.000.) mà C ty chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2016) đến ngày thực nộp số thuế này.
2. Nếu Tổng số thuế TNDN tạm nộp của các quý mà thấp hơn số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Ví dụ:
– Năm 2014, Công ty kế toán Hà Nội đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.
– Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng.
=> Như vậy: Chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm dưới 20% thì DN chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng.
– Nếu chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định.
Trường hợp nộp thừa sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định.
Nguồn : dichvuketoanquangnamdanang, misa.com.vn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
XEM THÊM:
Hướng dẫn tính năng mới phát trực tiếp của Youtube (Live Stream)
Hướng dẫn mở checkpoint Facebook khi đăng nhập tại địa điểm lạ
10 cách tăng tương tác 100% trên Facebook 2019 hay nhất
SEO là gì? Tại sao bạn lại chọn SEO đi cùng ” tương lai bạn “
Google Analytics là gì? Các tiện ích của Google Analytics mà bạn không nên bỏ qua