Mã hóa dữ liệu là một thuật ngữ vô cùng phổ biến hiện nay, đặc biệt khi mà việc ứng dụng lợi ích của công nghệ 4.0 đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho mục đích tối ưu hóa quy trình kinh doanh và vận hành tổ chức. Để hiểu rõ hơn về khái niệm mã hóa dữ liệu là gì, chức năng và các ưu, nhược điểm của việc mã hóa dữ liệu mọi người có thể tham khảo ngay nội dung được chúng tôi chia sẻ sau đây.
Mã hóa dữ liệu là gì?
Mã hóa dữ liệu được hiểu một cách đơn giản đó chính là quá trình biến đổi dữ liệu từ dạng này sang một dạng khác hoặc sử dụng code để mã hóa những dữ liệu quan trọng mà chỉ có người có quyền truy cập mới có thể giải mã được. Những dữ liệu khi được mã hóa thường được gọi dưới cái tên là ciphertext còn những dữ liệu thông thường không được mã hóa thì được gọi là plaintext.
Hiện nay, việc mã hóa dữ liệu được xem là một trong những phương pháp bảo mật dữ liệu tốt và hiệu quả nhất hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn tin tưởng sử dụng. Tuy không thể ngăn chặn 100% sự xâm nhập từ các hacker nhưng nó sẽ đảm bảo dữ liệu không thể bị đọc được bởi những người thông thường hay không biết gì về code.
Xem thêm giải nghĩa về khái niệm mã hóa dữ liệu với các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lập trình và thiết kế web Bizfly tại bài viết: Mã hóa dữ liệu là gì? Top 4 phương pháp mã hóa dữ liệu phổ biến
Các loại mã hóa dữ liệu phổ biến
Có 4 phương pháp mã hóa dữ liệu phổ biến hiện nay đó chính là Encryption kiểu cổ điển, Mã hóa một chiều, Encryption bất đối xứng và Mã hóa đối xứng. Trong đó:
Encryption kiểu cổ điển
Là phương pháp mã hóa đơn giản và cũ hiện tại đã không được sử dụng nhiều. Hình thức của mã hóa này đó là bên A sẽ mã hóa dữ liệu theo thuật toán nhất định, Bên B sẽ tiến hành giải mãi theo như thuật toán bên A cung cấp. Điểm bất lợi của phương pháp này nằm ở khả năng bảo mật dữ liệu, nếu có bên thứ 3 biết được thuật toán thì dữ liệu sẽ bị đánh cắp dễ dàng.
Phương pháp mã hóa một chiều
Đây là một phương pháp mã hóa dữ liệu Encryption không cần giải mã thường được sử dụng cho việc tạo mật khẩu đăng nhập tài khoản, ứng dụng. Hiểu đơn giản thì với hình thức này, dữ liệu sẽ được chuyển hóa thành các dãy kỹ tự khó hiểu.
Phương pháp Encryption bất đối xứng
Với kiểu mã hóa dữ liệu Encryption bất đối xứng, dữ liệu sẽ được tiến hành mã hóa với 2 khóa: Publish key và private key. Dữ liệu thông tin sẽ được mã hóa với publish key, người nhận sẽ phải tiến hành giải khóa bằng private key mà nhà cung cấp đưa cho. Nhược điểm của hình thức này đó chính là mất nhiều thời gian để truyền dữ liệu và giải mã.
Phương pháp mã hóa đối xứng
Mã hóa dữ liệu đối xứng là phương pháp mã hóa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với chỉ sử dụng có duy nhất một key để mã hóa và giải mã. Hai thuật toán được sử dụng trong loại mã hóa này đó chính là AES và DES.
Vai trò của việc mã hóa dữ liệu trong doanh nghiệp
Trong thời đại công nghệ phát triển và tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người như hiện nay thì việc ứng dụng mã hóa dữ liệu trong doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng và then chốt. Sau đây là những vai trò mà việc mã hóa dữ liệu mang lại cho doanh nghiệp.
Đảm bảo dữ liệu thông tin trên internet được bảo mật tuyệt đối
Hạn chế tình trạng đánh cắp dữ liệu từ các tin tặc, hacker…
Phân quyền quản trị cho từng nhân sự theo cấp bậc trong tổ chức, hạn chế tình trạng người không đủ phân sự có thể xem dữ liệu quan trọng
Việc mã hóa dữ liệu được xem là có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình bảo mật dữ liệu của tổ chức. Bất kỳ tổ chức nào cũng cần có phương pháp bảo đảm dữ liệu của doanh nghiệp, khách hàng được bảo mật một cách tốt nhất. Hy vọng với bài viết trên mọi người đã hiểu rõ được khái niệm mã hóa dữ liệu cũng như phương pháp bảo mật dữ liệu phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Đối với việc quản lý và bảo mật thông tin khách hàng thì đại đa số các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng phần mềm CRM. Vậy CRM là gì, lợi ích cũng như cách sử dụng ra sao? Tất cả câu trả lời sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây: https://bizfly.vn/techblog/crm-la-gi.html
Nguồn tham khảo thông tin: Bizfly.vn