Nếu bạn đã từng mua hàng online chắc hẳn sẽ biết đến hình thức ship COD. Hình thức này đang dần trở nên rất phổ biến và được đa phần các shop kinh doanh online hiện nay sử dụng. Tuy nhiên không phải người mua hàng nào cũng đã hiểu tườm tận về hình thức này. Do đó, livestream.vn cung cấp bài viết này nhằm giải thích các thắc mắc, giúp các bạn tìm hiểu một cách chi tiết nhất về ship COD. Giúp bạn trở thành một người mua hàng thông thái, đồng thời giúp cho các shop có thêm kiến thức để quyết định có nên sử dụng hình thức này hay không.
I. Ship COD là gì?
COD là từ viết tắt của Cash On Delivery trong tiếng Anh, có nghĩa là giao hàng thu tiền. Tức là khi nào hàng được chuyển đến tay người nhận thì họ mới phải trả tiền hàng. Ngoài tên gọi thông thường là ship COD, một số cơ sở kinh doanh còn gọi hình thức này với các tên như: Vận chuyển thu tiền hộ, vận chuyển thu tiền tận nơi, gửi hàng COD, giao hàng COD,…
II. Dịch vụ Ship COD hoạt động như thế nào?
1. Đặt hàng
Khách hàng lựa chọn sản phẩm trên các Website, Facebook, trên sàn Thương Mại Điện tử hoặc tại các cửa hàng có sử dụng hình thức ship COD.
2. Xác minh
Sau khi khách hàng đã lựa chọn được cho mình sản phẩm ưng ý, muốn đặt hàng và sử dụng hình thức ship COD. Bên bán sẽ nhận được các thông tin của khách hàng như: Tên, địa chỉ, số điện thoại, tên sản phẩm, giá bán. Sau đó bên bán sẽ đóng gói và gửi hàng sang công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển COD để thực hiện chuyển hàng cho khách. Lúc này người mua hoàn toàn chưa phải thanh toán gì cho người bán.
3. Chuyển hàng
Tiếp nhận được đơn hàng công ty vận chuyển sẽ giao hàng đến địa chỉ người nhận. Thông thường thời gian hàng trung bình khoảng 2-4 ngày đối với các tỉnh, thành phố lớn và gần đó. Còn đối với các tỉnh xa, tuyến huyện, xã sẽ từ 7-10 ngày. Về lý thuyết thì như trên nhưng thực tế có thể bị lâu hơn do các ảnh hưởng của thời tiết, giao thông hoặc nhầm lẫn hàng hoá.
4. Nhận hàng và thanh toán
Khi đã nhận được hàng, khách hàng sẽ thanh toán tiền cho nhân viên giao hàng. Nếu đồng ý nhận hàng, số tiền cần thanh toán bao gồm: tiền hàng, phí vận chuyển và phí thu tiền hộ (gọi tắt là phí vận chuyển). Công ty vận chuyển sẽ trả lại tiền hàng cho bên bán sau khoảng 15-30 ngày. Tuy nhiên nếu người mua từ chối nhận hàng, hàng sẽ được chuyển lại cho người bán và người bán phải chịu phí chuyển hoàn.
Như vậy nếu tính tổng số tiền của sản phẩm khi người mua phải thanh toán sẽ tốn thêm khá nhiều so với chi phí mua hàng thanh toán trước. Thế nhưng, hình thức này vẫn đang được rất nhiều người lựa chọn và hài lòng bởi sự tiện lợi của nó.
III. Ưu nhược điểm của ship COD
1. Với người mua hàng
Khi mới bắt đầu trào lưu bán hàng online đã xảy ra khá nhiều vụ lừa từ các shop giả như khách chuyển tiền nhưng không chuyển hàng hoặc gửi hàng không đúng mẫu mã, kém chất lượng cho người đặt. Đến bây giờ hiện tượng ấy không còn nhiều. Tuy nhiên, vì không được trực tiếp xem sản phẩm mà khách hàng vẫn có cảm giác không yên tâm. Vì thế, khi lựa chọn hình thức ship COD họ sẽ an tâm hơn khi có sản phẩm rồi mới phải thanh toán. Nếu kiểm tra sản phẩm và thấy không hài lòng, khách hàng cũng có thể trả phí vận chuyển trả lại hàng cho shop.
Đây cũng là xu hướng mua hàng thông minh của khách hàng, vừa tiết kiệm thời gian vừa áp dụng công nghệ vào cuộc sống giúp cho mọi thứ trở nên dễ dàng, thuận tiện và hiện đại hơn.
2. Với người bán hàng
Theo như thực tế đã chứng minh hầu hết tất cả các shop đều không thích hình thức ship COD bởi có rất nhiều rủi ro và bất lợi cho cửa hàng.
Giả sử đơn hàng thành công thì công ty vận chuyển sẽ giữ tiền của shop trong khoảng 15-30 ngày. Trong đó, trước khi nhận được tiền thanh toán, 2 bên phải đối chiếu, xác nhận lại tất cả mã vận đơn. Cửa hàng sẽ được nhận một phiếu gửi hàng trên đó có ghi mã vận đơn và tiền hàng, nếu như làm mất phiếu gửi hàng này, shop có khả năng không thu được tiền hàng. Như vậy các shop sẽ mất khá nhiều thời gian để quản lý và theo dõi đơn hàng cho đế khi nhận được tiền thật.
Có nhiều trường hợp khách hàng không nhận hàng nữa nhưng không thông báo cho Shop. Khi nhân viên vận chuyển đã giao hàng đến mà khách hàng không nhận, hàng buộc phải đem trả lại. Lúc này, shop sẽ chịu phí vận chuyển 2 lần.
Đôi khi uy tín của shop cũng bị ảnh hưởng bởi chính công ty vận chuyển khi mà bên vận chuyển gửi chậm hàng, hàng bị thất lạc hoặc nhầm lẫn. Tâm lý khách hàng rất mong muốn được nhận sản phẩm nhanh chóng vì thế nếu phải chờ lâu khách sẽ rất dễ huỷ đơn.
Ngoài những trường hợp trên còn có thể xảy ra các rủi ro và bất lợi khác cho shop tuy nhiên ngày nay hầu hết các shop vẫn sử dụng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để giảm thiểu được những rủi ro của ship COD, các shop cần phải có bộ phận chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ quản lý những đơn hàng ship COD, từ lúc nhận địa chỉ khách hàng đến lúc khách hàng đã nhận được hàng và hài lòng với sản phẩm. Chủ động nắm bắt được tình hình của đơn hàng các shop sẽ đưa ra các phương án khắc phục kịp thời. Một lưu ý thêm cho các shop là khi thấy khách hàng không hiểu về dịch vụ ship COD thì shop nên phân tích cho họ hiểu để tránh những sự nhầm lần về sau.
Hy vọng bài viết trên đã đem lại cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về dịch vụ ship COD, giải thích phần nào các thắc mắc mà lâu nay bạn vẫn chưa hiểu. Hiểu thêm về hình thức này cũng giúp cả bên bán và bên mua hiểu và thông cảm cho nhau hơn để việc mua bán được diễn ra suôn sẻ.
Theo maukinhdoanh.com
XEM THÊM:
Tựa game bị lãng quên ở Việt Nam – Overwatch được phát sóng trên hệ thống kênh ESPN, Disney và ABC
Ngồi nhà Livestream cựu HLV FFQ Baroibeo bỏ túi 80 triệu/tháng
Trào lưu khiên các FA phải rơi nước mắt khi xem – “Triệu hồi người yêu”
Hô biến mình thành Stream Youtube nghề có thể giúp “hốt bạc” từ đó
Twitch chi 90 triệu đô để có được quyền stream trực tiếp Overwatch League trong 2 năm