Sau khi đặt túi độn mông nhằm tăng kích thước vòng 3 theo ý muốn, nhiều chị em kém may mắn phải đối mặt với rủi ro lệch túi độn mông, chảy xệ túi độn mông.
Có 4 vị trí đặt túi độn mông:
Đặt trong cơ
Đặt trên cơ
Đặt dưới cân cơ (trên cơ nhưng dưới cân cơ)
Đặt dưới cơ
(cơ được nhắc đến ở đây là cơ mông lớn).
Một số vị trí đặt túi độn mông trong phẫu thuật nâng mông bằng túi độn
Hiện tượng túi độn di lệch, chảy xệ thường gặp phải khi bệnh nhân lựa chọn đặt túi ở vị trí trên cơ hoặc dưới cân cơ. Các vị trí này không những yêu cầu bóc tách đơn giản để tạo khoang mà còn tạo độ nhô mông cao hơn nên nó trở thành vị trí đặt túi độn yêu thích của nhiều bác sĩ “non tay” đồng thời cũng “cám dỗ” được khá nhiều bệnh nhân.
Ngược lại, vị trí trong cơ và dưới cơ đều có các nghiên cứu báo cáo rằng không có hoặc có rất ít biến chứng liên quan. Chính vì vậy, hầu hết các bác sĩ đều khuyến khích đặt túi độn mông ở trong cơ, hoặc hiếm lắm thì dưới cơ.
(Xem quy trình nâng mông bằng túi độn tại https://suckhoe123.vn/lam-dep/nang-mong-bang-tui-don-la-gi-9696.htm )
Túi độn mông dịch chuyển sẽ gây biến dạng má mông theo nhiều mức độ khác nhau và có thể kèm theo các biến chứng khác như tụ dịch, co thắt bao xơ,… Ban đầu, túi độn di lệch nhẹ trong mông, lâu dần sẽ làm giãn rộng khoang chứa rồi gây chảy xệ túi độn. Mông khi đó sẽ dài hơn bình thường do da và túi độn cùng chảy xuống, phần trên xẹp, phần dưới chảy xệ to, nếp gấp mông lằn sâu hơn. Quan sát bằng mắt thường có thể nhận thấy mông biến dạng, mất vẻ tự nhiên vốn có.
Nguyên nhân gây lệch túi độn mông
Do vị trí đặt túi độn trên cơ hoặc dưới cân cơ
Như trên đã nói, 2 vị trí này không được bác sĩ phẫu thuật nâng mông ủng hộ. Nguyên nhân do mặt phẳng trên cơ hoặc dưới cân cơ được tạo ra chỉ bởi mô mông và/hoặc các dải cân cơ yếu và lỏng lẻo, không có sự hỗ trợ của cơ mông săn chắc giúp “khóa” túi độn, nên việc cố định túi độn ở đúng vị trí theo thời gian là điều khó xảy ra.
Hơn nữa, những vị trí này cho phép bác sĩ bóc tách khoang thấp xuống má mông phía dưới và không giới hạn kích cỡ túi độn, do đó càng làm tăng nguy cơ túi độn bị chảy xệ cao hơn.
Do kích thước túi độn mông quá to
Túi độn mông quá to (size trên 500 cc) nếu được đặt trên cơ sẽ gây áp lực lớn lên da mông. Khoang chứa “yếu” không thể giữ túi độn ổn định tại vị trí. Về lâu dài, túi độn sẽ kéo giãn khoang chứa xuống phía dưới và ngoài nguy cơ bị lệch túi, chảy xệ, bệnh nhân còn có nguy cơ lộ túi độn mông.
Do lão hóa da và tác động của trọng lực
Theo thời gian, mô da mông bị lão hóa và cùng với tác động của trọng lực nên khả năng nâng đỡ túi độn giảm dần. Ngoài ra, mông tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể và chịu áp lực lớn khi ngồi nằm, do đó nguy cơ giãn lỏng khoang chứa là điều sớm muộn sẽ xảy ra.
Cách khắc phục lệch túi độn mông sau phẫu thuật
Bác sĩ Tâm làm việc tại Suckhoe123 – Chuyên trang Tư vấn Thẩm mỹ và Sức khỏe cho biết “Một khi túi độn mông bị lệch, dịch chuyển, chảy xệ thì cần phải can thiệp khắc phục ngay trước khi da bị giãn quá mức và mất độ đàn hồi. Nhiều bệnh nhân ở trong tình huống này thường tìm cách tập luyện để mong “về form”, túi nâng lên, nhưng thực ra việc này vô tình khiến mông chịu áp lực nhiều hơn, tình trạng nặng hơn và quy trình khắc phục sau này phức tạp hơn”.
Biện pháp khắc phục
Nếu bệnh nhân bị lệch, chảy xệ túi độn mức độ nhẹ: bác sĩ sẽ tháo bỏ túi độn cũ, thay thế túi độn mới có kích thước phù hợp và đặt lại vị trí trong cơ là lý tưởng nhất.
Nếu bệnh nhân bị lệch, chảy xệ túi độn nghiêm trọng (da mông bị giãn rộng): bác sĩ sẽ tháo bỏ túi độn, thay túi mới, đặt lại vị trí đồng thời có thể kết hợp nâng mông chảy xệ để được hình dáng mông săn chắc, tự nhiên.
Nếu bệnh nhân vừa bị lệch túi độn, vừa bị tụ dịch, nhiễm trùng: bác sĩ sẽ điều trị nhiễm trùng, cắt bỏ bao xơ trước khi thay thế túi độn mông mới.
Để giảm thiểu nguy cơ túi độn mông bị lệch, dịch chuyển sau phẫu thuật, bạn nên thảo luận chi tiết với bác sĩ phẫu thuật trong buổi tư vấn đầu tiên. Nội dung cuộc thảo luận nên gồm cả vị trí đặt túi độn mông, kích cỡ túi độn mông, quá trình hồi phục, chi phí phát sinh,…