Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì hiện nay? được quy định ở đâu? làm sao để biết được ngành nghề nào là ngành nghề có điều kiện? Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh ra sao? Để giúp Quý Khách hàng có cái nhìn tổng thể về các vấn đề có liên quan đến ngành nghề có điều kiện. Luật 247 xin tổng hợp và hướng dẫn Quý Khách hàng cụ thể trong bài viết sau đây.
Vậy, quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
Khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.
Các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà khi hoạt động đầu tư kinh doanh phải đáp ứng điều kiện cần thiết nhất định. Có thể là các điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Làm thế nào để kiểm tra ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Phụ lục IV Luật đầu tư năm 2020 đã có quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, để kiểm tra ngành nghề nhất định có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không? Quý Khách hàng hãy kiểm tra như sau:
Bước 1: Kiểm tra tên ngành, nghề trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Bước 2: Sau khi đã kiểm tra tên ngành nghề ở Bước 1. Quý khách hàng kiểm tra, đối chiếu trong danh mục ngành nghề quy định tại Phụ lục IV Luật đầu tư năm 2020.
Bước 3: Kiểm tra cụ thể về điều kiện của ngành nghề
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện có thể chia ra thành nhiều loại khác nhau. Có những nhóm ngành nghề sẽ bao gồm điều kiện về vốn, nhóm ngành nghề có điều kiện về chứng chỉ hành nghề, hay điều kiện về giấy phép con, …như sau:
Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định: môi giới chứng khoán, quản lý quỹ, dịch vụ lữ hành, cho thuê lại lao động,….
Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề: pháp lý, tư vấn thuế, khám chữa bệnh, đại diện sở hữu công nghiệp,….
Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về giấy phép con: mạng xã hội, dịch vụ vận tải, kinh doanh rượu, thuốc lá, hóa chất,…
Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về: phòng cháy chữa cháy, về an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm,…
Bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như thế nào?
Sau khi đã hiểu rõ ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Quý Khách hàng có nhu cầu đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì thực hiện theo thủ tục sau:
Bước 1: Thông qua thay đổi, bổ sung ngành nghề
Doanh nghiệp tiến hành họp nội bộ để ban hành Biên bản họp, Nghị quyết về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Về thẩm quyền thông qua thay đổi: Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên.
Về hồ sơ cần phải soạn thảo:
Biên bản họp và Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh.
Biên bản họp, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
Nghị quyết và quyết định của chủ sở hữu với công ty TNHH một thành viên.
Lưu ý: Quý Khách hàng cần kiểm tra cụ thể về điều kiện của ngành nghề. Trường hợp ngành nghề có những điều kiện trước khi đăng ký như: vốn pháp định, điều kiện về trụ sở,…thì Quý Khách hàng cần thực hiện những thủ tục liên quan.
Bước 2: Thông báo thay đổi, bổ sung ngành nghề tại cơ quan có thẩm quyền
Thành phần hồ sơ:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi ngành nghề kinh doanh) do người đại diện theo pháp luật của công ty ký;
Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp tại Bước 1.
Văn bản ủy quyền và bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân của người đại diện thực hiện thủ tục (trong trường hợp được ủy quyền).
Số lượng: 01
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện hoặc nộp qua hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.
Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, công ty có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền.
Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả thực hiện
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra hồ sơ và các điều kiện theo quy định của luật đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp Công ty có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận thay đổi ngành nghề cho doanh nghiệp.
Có thể thấy, việc nắm được quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì rất quan trọng. Điều đó không chỉ giúp Quý Khách hàng tránh gặp phải những rủi ro pháp lý mà còn là tạo thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hãy liên hệ ngay với Luật 247 để được tư vấn, cập nhật những quy định mới nhất.