Chỉ số ROA là khái niệm được các nhà đầu tư chứng khoán rất quan tâm. Muốn thành công trong kinh doanh chứng khoán thì cần nắm được bản chất của chỉ số này. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách tính ROA trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chỉ số ROA là gì?
ROA (Return on Assets) được hiểu là tỉ số lợi nhuận được tính trên tài sản doanh nghiệp. Chỉ số này là thước đo mức sinh lợi của đơn vị so với tài sản của chủ sở hữu. Thông qua ROA sẽ biết được mức độ hiệu quả trong việc đầu tư kiếm lời.
Chỉ số ROA được tính dựa vào công thức sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản doanh nghiệp x 100%
Cách tính chỉ số ROA khá đơn giản, dựa trên những con số này sẽ đánh giá được mức độ tăng trưởng của công ty. Qua đó, sẽ kịp thời điều chỉnh để mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất.
Ý nghĩa từ chỉ số ROA
Để biết ý nghĩa của chỉ số ROA là gì cần tìm hiểu cách tính tài sản doanh nghiệp. Theo đó, tài sản này hình thành từ vốn sở hữu và đi vay, mọi hoạt động phụ thuộc vào nguồn vốn này. Chính vì thế, chỉ số ROA là thước đo tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư tạo nên lợi nhuận.
Từ chỉ số ROA, sẽ biết được số tiền kiếm được trên mỗi đồng tài sản là bao nhiêu. Đồng thời, cung cấp thông tin lượng lãi được tạo ra từ nguồn vốn ban đầu. Vì thế, ROA được xem là con số biết nói, thể hiện hiệu quả kinh của doanh nghiệp. ROA càng cao có nghĩa việc tài sản của doanh nghiệp được đầu tư một cách hiệu quả. Đơn vị đó tạo ra nguồn lợi nhuận cao hơn so với vốn đầu tư ban đầu.
Đối với doanh nghiệp cổ phần, chỉ số ROA có một số khác biệt dựa vào ngành nghề kinh doanh. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên theo dõi ROA để so sánh hoạt động qua từng năm. Các chuyên gia cũng khuyên nên so sánh chỉ số này giữa các công ty cùng chung ngành nghề. Để thấy được tốc độ tăng trưởng của đơn vị mình so với các đối thủ khác.
Ngoài ra, chỉ số ROA còn có ý nghĩa đặc biệt với nhà đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán. Cổ phiếu của doanh nghiệp sở hữu chỉ số ROA cao sẽ được ưa chuộng bởi giá trị cao hơn. Đây là thông tin cực kỳ hữu ích giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định phù hợp. Tải metatrader 4 nền tảng giao dịch trực tuyến được nhiều trader sử dụng, giúp bạn tối ưu chỉ số ROA.
Cơ sở đánh giá chỉ số ROA tốt
Trong ngành chứng khoán, tiêu chí đánh giá doanh nghiệp đủ năng lực hoạt động khi chỉ số ROA lớn hơn 7,5%. Tuy nhiên, chỉ số ROA trong một năm đơn lẻ chưa đủ để khẳng định về năng lực của doanh nghiệp. Cần theo dõi tối thiểu 3 năm liên tục mới đưa ra được nhận chính xác. Chỉ số ROA duy trì ổn định, đạt mức từ 10% trở lên mỗi năm, thì doanh nghiệp được đánh giá tốt. Nguồn tài chính vững mạnh, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Bên cạnh ROA, còn một thông số khác nhà đầu tư cần quan tâm là chỉ số ROE. Đây là tỉ số lợi nhuận ròng thu được dựa trên nguồn vốn sở hữu. Thể hiện năng lực sử dụng nguồn vốn để sinh lời. Chỉ số này cũng mang ý nghĩa quan trọng với mọi doanh nghiệp. Mối quan hệ của hai chỉ số này như sau:
-
Trường chỉ số ROA bằng lãi suất vay thì ROE được tính bằng 1 – thuế suất x ROA.
-
Nếu chỉ số ROA cao hơn lãi suất vay vốn thì ROE cũng nhiều hơn 1 – thuế xuất x ROA. Khi sự chênh lệch càng lớn khi tỉ số vay hoặc vốn sở hữu cao.
Từ cặp số này sẽ cho thấy kết quả đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, có cái nhìn toàn cảnh về cơ cấu tài chính của đơn vị đó.
Qua bài viết cũng giúp bạn đọc hiểu được chỉ số ROA là gì. Để trở thành nhà đầu tư chứng khoán thông thái cần hiểu rõ bản chất của chỉ số này. Giúp đưa ra nhận định chính xác, mang lại lợi nhuận cao nhất cho nhà đầu tư.