Bạn liên tưởng đến điều gì đầu tiên khi nghe về “Kỹ năng phân tích”, có phải một điều gì đó cao siêu, vĩ mô? Nhưng trên thực tế có những cách rất đơn giản có thể giúp chinh phục kỹ năng này. Cùng tìm hiểu về kỹ năng phân tích vấn đề qua bài viết dưới đây nhé.
Kỹ năng phân tích vấn đề, gồm hai quá trình:
- Phân tích vấn đề: Nhìn vấn đề dưới nhiều góc cạnh, đặt ra nhiều câu hỏi để hiểu được vấn đề mà bạn đang gặp phải. Trong quá trình phân tích, có thể vận dụng những kỹ năng liên quan như tư duy phản biện, đặt câu hỏi,…
- Giải quyết vấn đề: Lựa chọn hướng giải quyết tối ưu cuối cùng sao cho vấn đề được giải quyết một cách triệt để nhất.
Với định nghĩa như thế này, chắc bạn đã có thể hình dung được phần nào kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, nhưng để áp dụng được hiệu quả, bạn nên đọc tiếp những bước bên dưới.
>>>Xem thêm: Các Nước Đang Phát Triển Mạng 6G: Tốc Độ Cao Gấp 8.000 Lần Mạng 5G
Kỹ năng phân tích vấn đề, xác định vấn đề đang gặp
Phân tích vấn đề ở quá trình này, bạn cần phải đặt câu hỏi để tìm cho ra vấn đề! Việc nhìn nhận vấn đề là rất quan trọng, và dùng trong tình huống nào, bạn cũng nên tự nhận trách nhiệm về mình. Nếu bạn học dở thì vấn đề trước nhất nằm ở bạn, chứ không phải những mối liên hệ khác. Khi vấn đề là ở bản thân bạn thì bạn mới có thể giải quyết được, còn nếu vấn đề nằm ngoài thì bạn chỉ có thể tìm cách thích nghi với nó.
Những mẫu câu hỏi kiểu WH sẽ giúp bạn nhanh nhận ra rắc rối đang gặp phải:
- Điều gì làm cho tôi rơi vào vấn đề này?
- Mình bắt đầu rơi vào vấn đề này khi nào?
- Tại sao tôi lại rơi vào…?
- Có thể làm giảm tác động bởi vấn đề này không?
Wh là : What (cái gì), Where (ở đâu), Who (ai), When (khi nào), Why (tại sao) và How (bao nhiêu)
Phân tích giải quyết vấn đề
Tìm ra các nguyên nhân lớn, nhỏ đưa bạn rơi vào vấn đang gặp phải. Tìm được càng nhiều càng giúp vấn đề dễ được giải quyết. Khi phân tích, bạn hãy đặt những câu hỏi sâu sắc hơn, mở rộng hơn, cụ thể như:
- Tôi có thể nhờ ai giúp đỡ không?
- Đâu là nguyên nhân lớn nhất?
- Ảnh hưởng của vấn đề này lớn đến mức nào?
- Ảnh hưởng của vấn đề này nếu không giải quyết triệt để sẽ ra sao?
- …
>>>Xem thêm:Vì Sao Chúng Ta Lại Thích Xem Stream Game Đến Vậy?
Tìm và chọn giải pháp giải quyết vấn đề
Tự bạn đề xuất những giải pháp khả thi có thể thoát khỏi vấn đề hoặc ít nhất là làm giảm tác động của nó. Rồi chọn một giải pháp phù hợp với khả năng của bạn nhất. Nên nhớ, hãy nhận tất cả những trách nhiệm liên quan về phía mình, việc đổ lỗi cho ngoại cảnh không giúp bạn thoát khỏi vấn đề triệt để!
Đánh giá kết quả
Xem hiệu quả của giải pháp mà bạn đã chọn sau một thời gian thực hiện hoặc khi vấn đề đã chấm dứt, điều này tạo thói quen tốt để nhận lại phản hồi từ cách giải quyết của mình.
Phân tích – chìa khóa của tư duy nhận thức
Thế mạnh trong kỹ năng phân tích sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong cả công việc lẫn cuộc sống đời thường. Trong công việc, kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn quản lý, thực hiện dự án, lên ý tưởng cho bài báo cáo hoặc giải quyết vấn đề kỹ thuật một cách hiệu quả nhất.
Nếu bạn đang xem nhẹ kỹ năng phân tích, thì những lý do dưới đây sẽ khiến bạn suy nghĩ lại và lên kế hoạch cải thiện kỹ năng này ngay lập tức.
Kỹ năng phân tích vô cùng quan trọng trong:
- Thu thập thông tin và báo cáo
- Giải quyết các vấn đề phức tạp
- Đưa ra những quyết định quan trọng
- Tóm tắt dữ liệu thống kê
- Xác định xu hướng
- Hợp lý hóa quy trình công việc
- Thực hiện dự án một cách hiệu quả
Tư duy phân tích là gì?
Tư duy phân tích là quá trình quan sát và nghiên cứu một vấn đề để từ đó phát triển những ý tưởng phức tạp hơn về nó. Tư duy phân tích của bạn cần phải hướng đến kiến thức, giải pháp hoặc ý tưởng bổ sung liên quan đến vấn đề.
Quá trình phân tích sẽ gồm các giai đoạn sau:
- Phân tích vấn đề xác định vấn đề/chủ đề.
- Thu thập thông tin.
- Tìm giải pháp cho vấn đề để hiểu rõ hơn về vấn đề.
- Thử nghiệm các giải pháp hoặc ý tưởng mới dựa trên những gì bạn đã hiểu được.
- Phân tích, đánh giá sâu hơn để lựa chọn hướng đi phù hợp nhất.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về phân tích vấn đề là gi. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH NGẮT KẾT NỐI GIỮA FANPAGE FACEBOOK VÀ INSTAGRAM VỚI TÀI KHOẢN
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( vieclam24h, hssv.ulis.vnu.edu, … )